19.12.2022
Âm thanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Do đó việc tái tạo âm thanh một cách chân thực, sống động, giàu tính cảm xúc là nhu cầu tất yếu, hiển nhiên của con người chúng ta. Gần đây, có một thú vui chơi nhạc đang được lan tỏa rộng khắp đó là Hi-end. Vậy âm thanh Hi-end là gì? Và được hiểu như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Âm thanh hi-end là gì?
Âm thanh hi-end là một khái niệm không chính thức (nhưng được thừa nhận và được sử dụng rộng rãi) dùng để chỉ một dạng âm thanh cao cấp được sử dụng trong âm nhạc. Người nghe sẽ cảm nhận âm thanh một cách chính xác, chân thực nhất. Theo đó, những cảm nhận âm nhạc mà người nghe có được là hoàn hảo và dường như không có bộ dàn trước mặt mình. Bạn sẽ như hòa mình vào không gian âm thanh như đang ngồi tại một buổi nhạc sống (live). Nói cách khác, Hi – end là bộ dàn sử dụng các thiết bị cao cấp cho ra chất lượng âm nhạc và các trải nghiệm tiệm cận với việc thưởng thức âm thanh trực tiếp.
Đôi lúc, Hi-end cũng là cụm từ để chỉ những thiết bị âm thanh đỉnh cao, có khả năng tái tạo âm thanh một cách chân thực, tự nhiên và chuẩn mực – có sức quyến rũ mãnh liệt với người nghe. Đồng nghĩa với đó, âm thanh Hi-end là thứ âm thanh mang lại cho người nghe nhiều cảm xúc, đem lại cho người nghe không gian thưởng thức âm nhạc chất lượng; khiến người nghe đắm chìm trong thế giới của âm thanh và giai điệu, giúp người nghe thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn nhất. Những người yêu thích âm nhạc Hi-end không phải lúc nào cũng có thể đến trực tiếp các buổi trình diễn âm nhạc trực tiếp, do đó sở hữu một dàn âm thanh Hi-end chính là bạn đã đem phòng hát trực tiếp thành một căn phòng thu nhỏ trong gia đình bạn.
Khi lắng nghe một hệ thống âm thanh Hi-end trình diễn, toàn bộ nhạc cụ, ban nhạc, ca sĩ được tái dựng vô cùng thực tế và sống động, tất cả như bày ra trong gian phòng nhỏ của bạn. Những thực thể này tuy xuất hiện vô hình nhưng lại đem tới cho người nghe cảm giác rất rõ ràng, lớp lang về vị trí sắp đặt, ngày cả khoảng cách (xa-gần, rộng-hẹp, cao-thấp,….)
Và các thiết bị tạo ra âm thanh Hi-end được gọi là thiết bị hi-end. Tuy nhiên có rất nhiều lầm tưởng đối với thiết bị âm thanh hi-end. Một cách vô thức hay chủ ý, rất nhiều người đánh đồng các sản phẩm đắt tiền, có giá trị lớn là thiết bị Hi-end. Điều này xuất phát từ việc các thiết bị Hi-end thường có mức giá cao hơn so với các sản phẩm khác. Các thiết bị Hi-end thường có giá cao hoặc rất cao nhưng không vì thế mà các thiết bị có giá thành cao là các thiết bị Hi-end. Bởi lẽ, khái niệm hi-end là dùng để chỉ khả năng trình diễn và chất lượng âm thanh của thiết bị, không phải dùng để chỉ giá trị của sản phẩm. Giá trị cao của nhiều sản phẩm âm thanh đôi khi không phải do chất lượng âm thanh nó đem lại mà do cách chế tạo ra chúng (dát vàng, gắn kim cương,…..). Trong khi đó, nếu xét ở khía cạnh trình diễn, thì các thiết bị đó chỉ phát ra những âm thanh thường thường, với chất lượng chỉ ở tầm trung.
Đối tượng thưởng thức âm thanh Hi-end là ai?
Các thiết bị âm thanh Hi-end phối hợp với nhau và hình thành lên dàn âm thanh Hi-end, tạo ra chất lượng âm thanh vô cùng đặc sắc. Chúng không giống những hệ thống âm thanh stereo vẫn được bày bán rộng rãi trong các cửa hàng hay các siêu thị điện tử.
Đặc trưng của âm thanh Hi-end thể hiện rất rõ qua các thiết bị Hi-end. Chúng được thiết kế chi tiết bằng sự điêu luyện của đôi tay và sự cảm nhận tinh tế của đôi tai từ những kỹ sư chuyên ngành âm thanh. Do đó, các sản phẩm được tạo ra vô cùng hoàn hảo, đưa âm nhạc tái tạo tiệm cận với âm thanh chân thực, đem đến cảm giác phấn khích cho người nghe.
Trong tư duy của nhiều người, thiết bị Hi-end là những thiết bị âm nhạc được thiết kế tinh vi, cao siêu với giá trị siêu cao. Đây là thiết bị chỉ dành cho các chuyên gia âm nhạc hay những người thuộc giới thượng lưu nghe và thưởng thức âm nhạc. Nhưng trên thực tế, điều đó không hoàn toàn đúng.
- Thứ nhất, âm thanh Hi-end là tổng hợp các thiết bị âm thanh cao cấp, chú trọng đến chất lượng âm thanh chứ không phải các thiết bị có giá thành cao như ta vẫn hiểu lầm. Hệ thống Hi-end đề cao khả năng trình diễn với chất lượng âm thanh chân thực thay vì giá trị kinh tế mà nó có. Có rất nhiều bộ dàn Hi-end có giá thành phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người mà vẫn có chất lượng âm thanh hoàn hảo. Tuy nhiều thiết bị Hi-end không hề rẻ tiền, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng có “giá trên trời” mà bạn phải là triệu phú mới có thể mua được một dàn âm thanh chất lượng như vậy. Thực ra, cũng có những bộ dàn âm thanh Hi-end có mức giá phù hợp để bạn tận hưởng chất lượng âm thanh tuyệt hảo nhất.
- Thứ hai, âm thanh Hi-end dành cho những người thích cảm thụ âm nhạc. Hệ thống âm thanh Hi-end, vì chú trọng đến tính năng tái tạo âm thanh chuyên nghiệp, đôi khi dễ sử dụng hơn nhiều so với các bộ dàn sản xuất đại trà hiện nay với chất lượng âm thanh “trung bình”. Các thiết bị âm thanh của Hi-end thường rất giản dị, không cầu kỳ trong phong cách thiết kế, đặc biệt không dành “không gian” cho việc tái tạo các âm thanh hiệu ứng khác. Do đó, chất lượng âm thanh của Hi-end mang lại ở một “tầm cao” khác biệt. Hi-end không phải là bộ dàn dành cho những người thích sử dụng đồ điện tử!
- Thứ ba, bất kỳ ai nghe nhạc cũng có thể cảm nhận được cái hay trong một màn trình diễn âm thanh. Bạn không nhất thiết phải có “đôi tai vàng” hay phải có những hiểu biết nhất định về mặt âm thanh mới phân biệt được âm thanh nào hay, âm thanh nào đẹp. Sự thích thú khi lần đầu được nghe âm nhạc phát ra từ dàn âm thanh Hi-end là điều dễ dàng nhận thấy ở tất cả mọi người.. Đồng thời đó cũng là minh chứng cho chất lượng âm thanh tuyệt vời Hi-end mang lại. Chỉ cần bạn là một người yêu nhạc, hãy thưởng thức nó bằng một hệ thống Hi-End. Đơn giản là như vậy.
Đặc trưng của âm thanh Hi-end là gì?
Trong thế giới Hi-end có một phương châm riêng biệt, đó là càng ít can thiệp vào nguồn âm thì chất lượng âm thanh càng hay (càng chân thực). Đó là lý do bạn thấy ở hệ thống Hi-end tất cả đều được tối ưu hóa để là nơi trung gian, là nhịp cầu nối giữa âm nhạc và sự cảm nhận âm thanh của người nghe,là sự giao thoa giữa giữa âm nhạc và người tiếp nhận âm nhạc.
Ở thiết bị âm thanh Hi-end, bất cứ mạch điện, dây dẫn nút chỉnh âm sắc hay công tắc nào cũng có nguy cơ làm xấu tín hiệu đều bị loại bỏ hoặc tối ưu hóa. Do đó, bạn sẽ không thấy các thiết bị như mạch điện như equalizer, mạch mở rộng không gian,…..trong hệ thống âm thanh Hi-end.
Dàn âm thanh Hi-end gồm những gì?
Cũng tương tự như các dàn âm thanh thông thường, dàn âm thanh Hi-end được cấu thành bởi 4 thành phần cơ bản là nguồn phát, khuếch đại (amply), loa, phụ kiện khác. Tuy nhiên các thiết bị của dàn Hi-end được chăm chút tỉ mỉ, cấu tạo chi tiết để đảm bảo chất lượng âm thanh cho ra là tuyệt vời nhất.
Nguồn phát trong âm thanh hi-end là gì?
Nguồn phát là thiết bị hay nhóm thiết bị có vai trò đọc, phát âm thanh từ những nguồn lưu trữ như đĩa CD, đĩa than, nhạc số, nhạc trực tuyến,…..Nguồn phát thường có các thiết bị phụ kiện cần thiết như phono (dành cho mâm đĩa than), DAC giải mã (dành cho nguồn phát kỹ thuật số). Một số dàn âm thanh Hi-end còn bổ sung thêm:
- Nguồn phát analog: Mâm đĩa than, đầu băng cối, đầu cassette.
- Nguồn phát kỹ thuật số: Đầu CD, music server (music streamer, network player).
Khuếch đại trong âm thanh hi-end là gì?
Đây là bộ phận tiếp nhận tín hiệu âm thanh từ nguồn phát, sau đó khuếch đại tín hiệu âm thanh sao cho thích hợp với công suất loa rồi chuyển đến thiết bị phát (loa). Amply Hi-end cũng có nhiều loại, và được phân ra thành các tiêu chie khác nhau:
- Theo loại mạch khuếch đại: Ampli đèn, ampli bán dẫn.
- Theo cấu trúc mạch: Class A, Class A/B, Class D…
- Theo cấu trúc thiết bị: Ampli tích hợp (có cả phần pre-amp và pow-amp), ampli pre-pow (tách riêng phần tiền khuếch đại và phần khuếch đại công suất), ampli monoblock (2 kênh khuếch đại trái & phải được tách riêng thành 2 module độc lập)…
Loa trong âm thanh hi-end là gì?
Đây là thiết bị rất quan trọng trong việc phát ra âm thanh và đảm bảo chất lượng âm thanh ổn định. Hệ Thống loa là thiết bị trực tiếp tái tạo âm thanh, đóng vai trò quyết định trong việc ảnh hưởng chất lượng âm thanh hệ thống. Loa Hi-end cũng có rất nhiều loại có thể kể đến như Loa điện động (là loại loa thường gặp nhất), loa tĩnh điện, loa kèn, loa toàn dải, loa ván hở, loa đa hướng…
Các thiết bị phụ trợ trong âm thanh hi-end là gì?
Các thiết bị phụ trợ tưởng chừng như không quá quan trọng trong các dàn âm thanh thông thường thì đối với dàn âm thanh Hi-end phụ kiện giữ một vị trí “khá cao”. Các phụ kiện âm thanh có ảnh hưởng đáng kể đến việc quyết định chất lượng trình diễn của hệ thống. Có thể chia các thiết bị phụ trợ thành 3 nhóm chính như sau:
- Phụ kiện điện: Gồm nguồn điện, biến áp cách ly, lọc điện, ổ cắm, dây dẫn (dây nguồn, dây tín hiệu, dây loa).
- Phụ kiện chống rung, chống nhiễu: Chân loa, kệ máy, tấm kê máy, đế chống rung, chân chống rung…
- Phụ kiện âm học: Các tấm tiêu, tán âm, các thiết bị điều âm, xử lý âm học cho phòng nghe.
Một vài kiến thưc âm thanh bạn có thể tham khảo thêm như:
Mong rằng, với những chia sẻ trên đây của sẽ giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi: Âm thanh hi-end là gì? Từ đó, bổ sung vào kho tàng kiến thức của mình những thông tin hữu ích nhất.